XIII. Thiên hỏa đồng nhân

20 Tháng Năm 201411:20 CH(Xem: 13053)
XIII - THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN.
Thiên hỏa đồng nhân

A - Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Bĩ mãi, bây giờ quân tử và tiểu nhân lại bắt đầu hợp tác, do đó tiếp sau quẻ Bĩ là quẻ Đồng Nhân.

- Tượng hình bằng trên Càn dũng dược, dưới Ly sáng sủa, nghĩa là lửa chiếu sáng tới trời, soi khắp thế giới. Vậy chẳng cứ chốn láng giềng, dù xa lạ đến đâu cũng đồng hết thẩy, nên Hanh.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : là người mới ra đời, mới thu phục được người ở ngoài cửa thôi. (Ví dụ Lê Lợi khi còn ẩn náu ở Lam Sơn, hoặc Phan Bội Châu khi bắt đầu du thuyết bạn hữu văn thân).

Lục Nhị : đắc chính trung, nhưng ở thời Đại Đồng mà lại ứng riêng với Cửu Ngũ, e sẽ hối hận. (Ví dụ các nhà cách mạng chống Pháp thuở xưa, chỉ phát triển được trong giới sĩ phu mà chưa phát động được trong quảng đại quần chúng, nên thất bại).

Cửu Tam : dương hào cư dương vị, bất trung, nên quá cương, thành ra tàn bạo. Muốn cướp ngôi của Cửu Ngũ, nhưng thiếu sự hợp tác của Lục Nhị (dân chúng), nên không thành công. (Ví dụ Hồng Tú Toàn muốn lập Thái Bình thiên quốc, đại đồng thiên hạ, nhưng chính nội bộ chia rẽ, nên chẳng bao lâu lại tan rã).

Cửu Tứ : tuy cương nhưng cư âm vị, nên tuy muốn làm xằng mà còn hiểu nghĩa lý, biết tự kiềm chế nên được Cát. (Ví dụ Trịnh Tùng muốn thay thế vua Lê, nhưng biết rằng dân chúng còn tưởng nhớ nhà Lê, nên chỉ lập vương nghiệp, truyền được 200 năm).

Cửu Ngũ : muốn ứng với Lục Nhị (quần chúng nhân dân), nhưng còn vướng bởi Cửu Tam và Cửu Tứ cũng muốn tranh thủ Lục Nhị, nên lúc đầu gặp khó khăn vì quần hào đều mạnh. Về sau cũng hòa hợp được với họ, nên vui cười. ( Ví dụ Triệu Khuông Dẫn lúc đầu dẹp loạn cũng gian nan, sau được anh hùng thiên hạ tùng phục, mới lên ngôi, sáng lập nhà Tống).

Thượng Cửu : ở ngoại quái, tuy đồng được với người ở cửa ô, nhưng không đồng được với người ở xa, sự nghiệp còn kém. (Ví dụ Lê duy Mật giữ được Trấn Ninh vài chục năm chống với chúa Trịnh, sau cũng bại vong).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Đồng Nhân :

a) Quẻ này toàn hào dương, trừ một hào âm làm chủ quẻ. Và hào Lục Nhị này lại là chủ nội quái Li, sáng sủa. Vậy quẻ Đồng Nhân là lấy trí tuệ, văn minh, để soi sáng một xã hội sẵn có căn bản quân tử (5 hào dương), làm gì mà chẳng thành công trong công việc đoàn kết, đồng nhân?

b) Quẻ này giống quẻ Lý số 10 ở chỗ cả hai đều có thượng quái là Càn, và hạ quái có một hào âm. Nhưng ở quẻ Lý hào âm là Tam, bất chính bất trung nên hạ quái Đoài yếu, chỉ có thể vui vẻ phục tùng Càn. Trái lại, ở quẻ Đồng Nhân hào âm là Nhị, đắc chính đắc trung, nên hạ quái Li khỏe hơn, Càn không thể dễ dàng cai quản được bằng luật lệ xã hội, mà chỉ có thể dùng chính nghĩa để đoàn kết quần chúng. Lý là Lễ, trật tự, từ trên ban xuống một quần chúng nhu mì, dễ bảo. Còn Đồng Nhân là đoàn kết thỏa thuận giữa cấp trên có chính nghĩa, và quần chúng ý thức được quyền lợi của mình.

2) Bài học :

Vậy bài học của quẻ Đồng Nhân là đoàn kết trên những căn bản sau đây:

a) Trước hết, phải đồng tâm vị nghĩa chứ không vị kỷ, đặt quyền lợi của dân lên trên hết, chứ không mưu đồ lợi ích riêng tư cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho đảng phái mình.

b) Thứ hai, phải mở rộng đoàn kết để có một căn bản rộng rãi, vững chắc. Dưới thời Pháp thuộc, sở dĩ các chiến sĩ văn thân và Việt Nam Quốc Dân đảng thất bại, vì công việc tuyên truyền giới hạn hoặc trong một địa phương, hoặc trong một tầng lớp nhân dân, thiếu bề rộng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2024(Xem: 140)
Sự đóng góp của giới nho sĩ trải qua các biến cố lịch sử.
15 Tháng Bảy 2024(Xem: 446)
Những định luật lịch sử
15 Tháng Hai 2024(Xem: 1414)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2562)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2570)
Bài mới nhất
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000